Công trình khu lưu niệm anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi – Thường Tín

-Tên công trình : khu lưu niệm anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi

-Chủ đầu tư : Ban quản lý dự án Xây dựng các công trình Văn hóa, huyện Thường Tín.

-Vị trí xây dưng : Xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội

-Tổng diện tích sàn : 27.723m2

-Phạm vi công việc :lập quy  hoạch chi tiết 1/500 ,lập hồ sơ thiết kế cơ sở ,lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục kiến trúc , kết cấu , điện nước , bóc tách dự toán bao gồm phần công trình và cảnh quan .

-Làng Nhị Khê xưa có tên nôm là làng Dũi (thuộc huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam thượng). Nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long, Nhị Khê không chỉ nổi tiếng với nghề tiện, cung cấp sản phẩm tinh xảo cho kinh thành và các tỉnh, mà còn là đất văn hiến, khoa bảng với các danh nhân Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Dương Bá Cung, Lương Văn Can, Lương Ngọc Quyến…
-Nhị Khê văn hiến – cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn thuở ấu thơ của Nguyễn Trãi, trở thành quê hương thân thuộc với những cánh đồng bãi xanh mướt bên sông Tô như bãi Sếu, đống Hạ, đống Rậm, bờ Ngòi…

-Tự hào và ghi nhớ công ơn vị anh hùng, nhà văn hóa lớn của dân tộc, năm 1980, kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, xã Nhị Khê đã xây dựng quần thể kiến trúc khu đền: hồ bán nguyệt ở phía trước, tượng Nguyễn Trãi do nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo thiết kế .

-Với những giá trị về Lịch sử, Văn hóa, Nghệ thuật đó đền thờ Nguyễn Trãi thôn Nhị Khê luôn được du khách thập phương xa gần đến thăm viếng, Chính vì vậy việc xây mới một khu Lưu niệm Nguyễn Trãi khang trang hơn, rộng rãi hơn để đáp ứng nhu cầu du lịch Văn hóa tâm linh là việc hết sức cần thiết hiện nay.

– Ngoài việc tu bổ, phục hồi các thành phần vốn có của di tích, chúng tôi đã bổ sung các hạng mục làm phong phú thêm giá trị và các hoạt động trong di tích, nâng cao quy mô, tầm vóc của di tích nhưng không trái với nội dung và tính chất của di tích.

– Việc tôn tạo cảnh quan di tích cũng như các thành phần bổ sung phải phù hợp với hình thức các hạng mục di tích gốc và hoà nhập với cảnh quan chung, tránh hiện tượng công viên hoá di tích.

– Các công trình xây dựng mới sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp truyền thống và hình thức không sai lệch với hình thức kiến trúc di tích.